Nhảy dù là một bộ môn thể thao mạo hiểm được công nhận rộng rãi nơi thu hút những người thích phiêu lưu tìm kiếm sự hưng phấn và đầy thử thách. Qua thời gian, nhảy dù đã phát triển trở thành 1 trong những môn thể thao trên không nổi tiếng nhất thế giới. Hôm nay, hãy khám phá sự khác nhau giữa kiểu nhảy dù khác nhau.
Nhảy dù có thể được chia ra dựa trên cái loại dù được sử dụng : dù tròn hoặc là dù lượn. Loại dù tròn, được làm ra sớm nhất, thì dễ tiếp cận và có tính ổn định.
Nó hỗ trợ việc hạ theo phương thẳng đứng nhanh nhưng di chuyển theo phương ngang sẽ chậm hơn, dẫn tới việc tiếp đất nhanh hơn. Mặc dù nó ít tốn thời gian để làm quen hơn, nhưng nó đặt ra thách thức nếu như tiếp đất thiếu sự chính xác và khả năng kiểm soát kém.
Một kiểu phân biệt nhảy dù nữa là hình thức hoạt động : Nhảy dù đôi và nhảy dù chuyên nghiệp. Nhảy dù đôi bao gồm người nhảy dù và thầy giáo cùng dung 1 cái dù, với việc kiểm soát trong toàn bộ quá trình là của người thầy. Ngoài việc xem xét các yếu tố vật lý và an toàn, những người tham gia không cần quan tâm tới các điều khác.
Mặt khác, nhảy dù chuyên nghiệp cho phép các cá nhân có được giấy phép làm người hướng dẫn nhảy dù, tạo điều kiện cho họ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Nhảy dù có thể được phân biệt bởi độ cao thực hiện cú nhảy : nhảy dù cao và nhảy dù thấp
Nhảy dù cao thường thực hiệm ở độ cao từ 700 mét tới 5000 mét, với độ cao thường được thực hiện từ máy bay là khoảng 3000 mét đến 4000 mét.
Nhảy dù thấp là trường hợp lướt đi nguy hiểm với nhiều rủi ro hiện hữu hơn so với việc nhảy dù cao. Việc này thường được thực hiện bởi những người đã có nhiều kinh nghiệm với việc nhảy dù ở độ cao cao hơn.
Ngoài những loại đã được nêu ra, có một vài loại biến thể khác của nhảy dù, bao gồm :
1. Nhảy dù rơi tự do : Những người nhảy dù thực hiện nhiều thao tác và các đội hình khác nhau trong quá trình rơi, như là lăn, lộn nhào và bay thành nhóm. Kiểu nhảy dù này được phổ biến trong nhảy dù chuyên nghiệp và các cuộc thi lớn.
2. Nhảy dù chính xác ở độ cao lớn: Những người nhảy dù nhảy từ những độ cao lớn và hạ cánh xuống đất gần nhất có thể so với được vị trí đã được đánh dấu trước đó thông qua khả năng kiểm soát dù một cách chính xác. Kiểu nhảy dù này yêu cầu người nhảy cần xem xét các yếu tố như hướng gió, tốc độ gió, và hiệu suất của dù, đòi hỏi kĩ năng cao.
3. Nhảy dù tăng cấp : Kiểu nhảy dù này liên quan tới những người nhảy dù chuyển sang nhảy độc lập sau khi hoàn thành khóa huân luyện đặc biệt. Trong những lần nhảy đầu, họ được kèm bởi người thầy nhảy, người này sẽ hướng dẫn và hộ trợ họ khi ở trên không. Khi kinh nghiệm của họ tăng lên đủ, người nhảy dù dần có khả năng tự kiểm soát cái dù độc lập
4. Nhảy rơi ở tốc độ cao: Người nhảy dù giảm thiểu diện tích bề mặt dù một cách tối đa để gia tăng tốc độ khi rơi theo phương thẳng đứng. Họ đạt được vận tốc rơi cao hơn thông qua các thao tác chính xác và kiểm soát cơ thể. Luyện tập chuyên nghiệp và kĩ năng là yêu cầu tiên quyết để thực hiện những cú nhảy an toàn.
5. Bộ đồ bay : Ở kiểu này ,dù chính là bộ quần áo có cánh, được thiết kế đặc biệt cho phép lướt và bay trên không. Bộ đồ bay yêu cầu kĩ năng và kinh nghiệm cao hơn do kĩ thuật bay và điều khiển phức tạp
Bằng việc đưa ra rất nhiều lựa chọn, nhảy dù phục vụ nhiều sở thích và cấp độ kĩ năng . Dù cho đó là nhảy dù đôi với người mới bắt đầu, người nhảy dù chuyên nghiệp, hay là kĩ thuật đặc biệt như trong bộ đồ bay, thế giới của nhảy dù vẫn tiếp tục thu hút và thách thức những người dám mạo hiểm trên toàn thế giới.