Kenya đã vươn lên như một quốc gia đáng chú ý trong ngành trà toàn cầu, đặc biệt là trong việc sản xuất và xuất khẩu trà đen.


Mặc dù có lịch sử trồng trà tương đối ngắn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, nhưng Kenya nhanh chóng phát triển ngành trà và trở thành đất nước xuất khẩu trà đen lớn nhất thế giới. Thành tựu này có thể đạt được do nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện trồng trọt thuận lợi, chiến lược định vị thị trường, và sự phát triển của các giống trà chất lượng cao.


Khu vực trồng trà chủa Kenya nằm ở vùng cao nguyên, có độ cao tự 1500 tới 2700 mét. Những vùng này có điều kiện phù hợp từ khí hậu thích hợp và đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trà.


Đất nước có vị trí gần xích đạo đảm bảo lượng mưa dồi dào và nguồn cung cấp ánh nắng mặt trời ổn định trong cả năm. Thêm nữa, khí hậu ấm áp của Kenya và nhiệt độ dao động hàng năm rất nhỏ góp phần tối ưu việc trồng trà. Sự hiện diện của rất nhiều sông và hồ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc tưới tiêu, đảm bảo lượng nước tưới đủ cho việc trồng trà.


Đất núi lửa, phổ biến tại Kenya, rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nền tảng thuận lợi cho việc trồng trà. Trong số các khu vực trồng trà nổi tiếng ở Kenya có Đồi Nandi và khu vực Kericho, thường được biết tới như là “thủ đô trà”.


Những khu vực này, nằm ở rìa phía tây của thung lũng Rift, nổi tiếng về sản xuất trà chất lượng cao. Khu vực Limuru, nằm ở rìa đông của thung lũng Rift, cũng được công nhận là nơi sản xuất 1 số loại trà ngon nhất thế giới.


Từ đầu thế kỉ 20, Kenya đã được du nhập cây trà từ Sri Lanka, đặc biệt là giống Camellia sinensis (L.) O. Kuntze. Sau khi thử nghiệm trồng thành công, nó cho thấy nó là giống có chất lượng vượt trội và năng suất cao.


Do đó, sản xuất trà quy mô lớn đã bắt đầu tại Kenya, đặc biệt là các vùng như Limurru, Kericho, và Kaimosi trong thung lũng tác giãn Đông Phi. Qua nhiều năm, ngành trà của Kenya tiếp tục mở rộng, nhờ việc trồng trọt và quảng bá các giống trà thượng hạng.


Tổ chức nghiên cứu trà Kenya đóng vai trò quan trọng về lĩnh vực này, đã giới thiệu tổng cộng 50 giống trà quốc gia được biết đến với năng suất và chất lượng cao. Khoảng 60% các giống xuất sắc này được phát triển thông qua lai tự nhiên hoặc lai nhân tạo bao gồm cha mẹ “TRFK6/8”.


Những nỗ lực này đã mang lại kết quả là tạo ra nhiều loại trà đa dạng đáp ứng các khẩu vị và sở thích khác nhau trên thị trường toàn cầu.


Thành công của Kenya với tư cách là nước xuất khẩu trà lớn được củng cố hơn nữa nhờ chiến lược định vị thị trường. Đất nước này đã tận dụng hiệu quả lợi thế cạnh tranh trong sản xuất trà đen. Đáng chú ý, gần một nửa lượng trà đen được tiêu thụ ở Anh có nguồn gốc từ Kenya.


Thành tựu này có được là nhờ khả năng của Kenya trong việc cung cấp trà đen chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường Anh. Ngành trà Kenya đã thiết lập mối quan hệ thương mại mạnh mẽ và chuỗi cung ứng hiệu quả để đảm bảo dòng chảy ổn định của xuất khẩu trà.


Hơn nữa, ngành trà của Kenya có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của nước này và cung cấp việc làm cho một bộ phận dân số đáng kể. Khoảng 10% dân số Kenya tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành trà. Sự phụ thuộc nặng nề của ngành vào xuất khẩu đã thúc đẩy nó phát triển và tác động vào kinh tế.


Năm 2017, Kenya xuất khẩu khoảng 440,000 tấn trà, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu trà trên toàn cầu. Trong khi đó, xuất khẩu trà của Trung Quốc lên tới 355,000 tấn, chiếm 20,1% xuất khẩu trà toàn cầu. Hiệu suất xuất khẩu vững chắc và tốc độ tăng trưởng ổn định của Kenya đã củng cố vị trí là nước dẫn đầu trong xuất khẩu trà đen toàn cầu.


Sự nổi lên của Kenya với tư cách là nước xuất khẩu trà đen lớn nhất là minh chứng cho điều kiện trồng trọt thuận lợi, chiến lược định vị thị trường, và phát triển các giống trà chất lượng cao. Vị trí địa lý của đất nước, lượng mưa dồi dào, độ cao, và đất núi lửa cung cấp môi trường lý tưởng cho việc trồng trà.