Từ lâu, người ta đã xem hoa cúc như một loại thảo dược giúp giảm viêm và nhiễm trùng. Nhưng bạn có biết toàn bộ lợi ích cũng như lý do vì sao loài hoa này lại phổ biến trong các thành phần thuốc như vậy không? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu về loài hoa thú vị này nhé!


Tác dụng của hoa cúc trong y học dân gian


Theo tài liệu cổ, hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, trong khi đó, hoa cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Hiện nay, loại dược liệu này được dùng trong dân gian để làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.


Tác dụng của hoa cúc trong y học hiện đại


Ngoài việc dùng để trang trí, hoa cúc còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Theo Health Benefits Times, tiêu thụ 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 0,481 mg mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi.


Bên cạnh đó, loài hoa này có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất nhựa và inulin,… Những thành phần hoạt tính này được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây và có nhiều công dụng đối với sức khoẻ.


Làm thuốc trị đau đầu, viêm mũi


Từ lâu, hoa cúc đã được sử dụng để làm thuốc. Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu.


Cúc hoa có tác dụng Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).


Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).


Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).


Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).